Taekwondo được xem như một biểu tượng tại Hàn Quốc như võ cổ truyền Việt Nam, Aikido hay Judo của Nhật Bản,… Với sự phát triển mạnh mẽ, dần dà bộ môn này đã có mặt ở các giải đấu lớn trên toàn thế giới. Hãy cùng ABC8 tìm hiểu thêm về môn võ này một cách thật chi tiết qua bài viết sau nhé.
Taekwondo và khởi nguồn của môn võ
Taekwondo còn được biết đến với tên gọi khác tại Việt Nam là Đài Quyền Đạo. Đây được xem là quốc võ của Hàn Quốc khi được khai sinh tại quốc gia này vào năm 1955. Theo nhiều ghi chép, Choi Hong Hi dù không phải là người trực tiếp tạo ra nhưng ông mang nhiều trọng trách trong việc phục hưng các môn võ cổ truyền và khiến chúng được công nhận chính thức với tên gọi trên.

Cụ thể hơn thì ở thời kỳ Cao Ly tức trong giai đoạn từ năm 913-1392, Triều Tiên khi đó đã phát triển nhiều môn võ khác nhau để nâng cao sức khỏe và tự vệ. Xuyên suốt gần 1000 năm phát triển thì đến thời vua Triều Tiên Chính Tổ tức 1777-1800, đã có một cái tên là Taekkyon được phát triển dựa trên môn cổ truyền Subakhi. Chính Choi Hong Hi vào năm 1945 sau khi thành lập võ đường, nhận đệ tử đã truyền dạy, thay đổi và phát triển mạnh Taekkyon.
Năm 1955 cũng là thời điểm mà ủy ban quốc gia công nhận Taekwondo là một bộ môn riêng biệt so với các phái cổ xưa khác. Dần dần, với sự tập trung phát triển từ chính bộ máy chính quyền, Đài Quyền Đạo đã được phổ biến rộng rãi trên trường quốc tế cho đến ngày nay. Đỉnh điểm, Olympic 2000 đã công nhận đây là một bộ môn thi đấu chính thức và kéo dài cho đến hiện tại.
Những điểm đáng chú ý về Taekwondo mà bạn chưa biết
Là một môn võ cực kỳ nổi tiếng trên thế giới, Đài Quyền Đạo luôn thu hút được rất nhiều môn sinh theo tập luyện. Thế nhưng, có một số điểm đáng chú ý mà không phải ai cũng biết được ABC8 gửi đến bạn đọc sau đây.
Bắt nguồn từ Karatedo?
Không, chắc chắn là không và đây là điều mà rất nhiều người lầm tưởng. Bởi trong giai đoạn thế chiến thứ 2, Nhật Bản đã mang quân sang và truyền bá về Karate rất nhiều. Thế nhưng hãy nhớ đây là 2 bộ môn hoàn toàn khác biệt và không có chung nguồn gốc nào.

Thậm chí, các bậc thầy được xem như khởi nguồn của Taekwondo đã phải thay đổi đặc tính bộ môn của mình để tạo ra sự khác biệt với môn phái của Nhật Bản. Cụ thể, chokki – các đòn chân kể từ sau thế chiến thứ 2 chính là các ngón nghề được tập trung phát triển mạnh nhất. Trong khi đó, Karate lại có phần lớn các thế võ tập trung vào tay hoặc phần thân trên.
Không có đòn tay?
Đây lại là một sai lầm cực lớn của những người mới theo học hoặc chỉ tìm hiểu và xem thông tin qua mạng. Hãy nhớ, số lượng các đòn tay trong Taekwondo cực lớn và không thua kém nhiều so với các môn phái khác. Thế nhưng việc những nhà sáng lập môn võ này tập trung phát triển các đòn chân đã khiến nhiều người lầm tưởng.
Thậm chí, những chuyên gia về võ thuật còn cho rằng trong hệ thống các bài quyền của Đài Quyền Đạo, các đòn tay có số lượng gần gấp 3 so với chân. Thế nhưng do chủ trương của Hàn Quốc sử dụng chokki nhiều trong thi đấu và biểu diễn nên mới tạo ra sự nhầm lẫn môn võ này không có đòn tay.
Bao nhiêu hệ phái?
Dù là quốc võ nhưng cũng giống với Thiếu Lâm Tự của Trung Quốc có Nam và Bắc thì Taekwondo cũng chia thành 2 hệ chính trong quá trình phát triển. Cụ thể người học sẽ có Chang Hon và Kukkiwon là 2 nhánh để lựa chọn.
Trong đó, Chang Hon là nguyên mẫu được phát triển dựa theo người sáng lập Choi Hong Hi mang nặng tính chiến đấu có nhiều tương đồng với Karate. Thêm nữa ở hệ phái này khi thi đấu, các võ sĩ không được mang giáp và dừng đòn ở cự ly tối thiểu hoặc chỉ chạm nhẹ, hạn chế tối đa sát thương.

Trong khi đó thì Kukkiwon là hệ phái được thành lập bởi tổ chức cùng tên vào năm 1973 với mục tiêu hướng đến biểu diễn và dễ dàng phát triển trên trường quốc tế. Đó cũng là lý do vì sao mà đây là nhánh có số lượng thành viên đông nhất thế giới tính đến hiện tại. Trong thi đấu và biểu diễn, Taekwondo ở hệ này sẽ thiên về các đòn chân, thi đấu có mang giáp và được tác động mạnh lên đối thủ.
Những đại sư có công lao to lớn
Để Taekwondo có được chỗ đứng vững chắc như hiện tại, chúng ta sẽ không thể nào quên những cái tên gồm:
- Lee Won Kuk
- Chun Sang Sup
- Yun Byung In
- Hwang Kee
- Roh Byong Jick
- Choi Hong Hi
- Nam Tae Hee
- Jong Pyo Hong
- Park Chul Hee
- Lee Yong Woo
Họ chính là những người đã đạt đẳng cấp cao nhất ở môn võ này. Thậm chí, những đại sư trên cũng có công lao to lớn mở mang và phát triển Đài Quyền Đạo trở nên phổ biến toàn thế giới.
Bài viết trên của ABC8 đã gửi đến bạn đọc những thông tin thú vị về bộ môn Taekwondo. Hiện tại, đây vẫn là một trong những môn võ có nhiều người theo dõi và tham gia nhất thế giới. Nếu mọi người muốn tìm hiểu thêm về các bộ môn thể thao hấp dẫn khác, đừng quên truy cập trang chủ chúng tôi mỗi ngày nhé!